Thương Hiệu F&B: Linh Hoạt Để Thích Ứng Cùng Covid-19
Trong những năm gần đây, ngành F&B được đánh giá là một trong những ngành dịch vụ ẩm thực có tiềm năng phát triển lâu dài và mạnh mẽ nhất.
Đại dịch COVID-19 rõ ràng đem đến nhiều khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp. Nhưng ở một góc nhìn khác, nó cũng là đòn bẩy buộc các doanh nghiệp kinh doanh F&B phải “uyển chuyển” hơn để theo kịp tình hình thị trường trong nước cũng như Quốc tế.Thay đổi cách vận hành hợp lý sẽ giúp thương hiệu tồn tại và “kiếm ra tiền” trong mùa dịch.
Tiềm Năng Thị Trường F&B Dù Trong Mùa Dịch
Theo nghiên cứu, 20% ngân sách chi tiêu hàng tháng của hộ gia đình Việt Nam chi cho việc ăn uống.
Ngoài ra, theo Boston Consulting Group, khoảng 33 triệu người Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu và khá giả. Thu nhập của tầng lớp này dự đoán sẽ tăng từ 6,000 USD lên đến 15,000 USD vào năm 2035, theo báo cáo từ PWC. Sự tăng trưởng thu nhập góp phần thúc đẩy mức chi cho dịch vụ ăn uống bên ngoài.
=> Vì vậy, F&B vẫn là miếng bánh béo bở thu hút nhiều nhà đầu tư, mặc dù cho dịch Covid-19 đã tác động đến hầu hết các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực F&B.
Việc lựa chọn mô hình kinh doanh F&B phù hợp để kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay là vấn đề được các nhà đầu tư quan tâm. Theo các nghiên cứu hành vi người tiêu dùng trong mùa dịch, có 2 khuynh hướng lớn:
Từ trước dịch, người tiêu dùng đã có khuynh hướng chọn thực phẩm, món ăn tốt cho sức khỏe, thân thiện với môi trường … Khuynh hướng này không những không bị thay đổi do dịch, mà còn phát triển mạnh mẽ.
Những lần phong tỏa hoặc giãn cách xã hội khiến việc kinh doanh không còn mang tính “liên tục như trước”, và càng đẩy mạnh hình thức gọi món mang đi – hoặc hình thức đến mua và mang đi.
Từ nhu cầu người tiêu dùng, và từ những tác động đến tình hình của doanh của dịch Covid-19, một mô hình F&B thu hút nhà đầu tư đáp ứng được các tiêu chí sau:
Mức vốn đầu tư phù hợp
Đa dạng sản phẩm nhằm đáp ứng các kênh phân phối / đầu ra sản phẩm
Mô hình kinh doanh linh hoạt, “uyển chuyển” theo tình hình dịch trong nước cũng như quốc tế.
Sản phẩm tốt cho sức khỏe – đây là xu hướng rất được thị trường quan tâm, nhất là trong mùa dịch.
Có khả năng phát triển bền vững kể cả sau dịch.
Kem & sữa chua YOLÉ – Mô hình “ưu việt” trong và cả sau mùa dịch
YOLÉ là thương hiệu kem và sữa chua đến từ Tây Ban Nha. Với mô hình kinh doanh linh hoạt và sản phẩm độc đáo, thương hiệu YOLÉ có thể thích nghi được với tình hình dịch bệnh hay thay đổi.
Kem và sữa chua là món ăn rất phổ biến, đáp ứng được nhiều tầng lớp khách hàng khác nhau, không kén người tiêu dùngdù cho trước hay sau dịch. Theo báo cáo của Modor Intelligence, thị trường sữa chua đông lạnh được dự báo tăng trưởng 3.4% trong giai đoạn 2020 – 2025, trong đó phát triển nhanh nhất là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Sản phẩm đặc biệt ÍT NĂNG LƯỢNG, TỐT CHO SỨC KHỎE, đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng, dùng sữa tách béo, đáp ứng xu hướng ăn uống lành mạnh. Đây chính là điểm cộng lớn để thu hút khách hàng. Ngoài ra, công thức được phát triển từ các chuyên gia dinh dưỡng vẫn giúp cho sản phẩm giữ được hương vị tươi ngon.
Công thức Ý, sản xuất tại Tây Ban Nha, hai trong số những quốc gia nổi tiếng về kem và sữa chua. Menu đa dạng từ kem dùng kèm bánh waffles, cho tới sữa chua và cà phê, các món smoothies (thức uống làm từ trái cây xay), bánh donut không kem, hơn 120,000 hương vị kết hợp khác nhau.
=> Đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho các nhà đầu tư vì sản phẩm có thể đáp ứng đa dạng các nhóm khách hàng khác nhau.
Ngoài ra, sản phẩm còn đa dạng hình thứctừ kem cây, cho đến kem hoặc sữa chua đóng hộp, kem que => đáp ứng được nhiều kênh phân phối.
Mô hình kinh doanh đa dạng: từ xe tải kem, cho tới ki-ốt tối thiểu 8m2 hoặc cửa hàng với diện tích tối thiểu 25m2. Mặt bằng không quá lớn, có thể tích hợp tại các trung tâm thương mại hoặc tòa nhà với lưu lượng khách qua lại đông, vừa giảm thiểu chi phí mặt bằng, vừa góp phần tăng doanh thu.
Không như một số thương hiệu F&B khác, YOLÉ không đòi hỏi mức đầu tư cao, nghĩa là nhà đầu tư có thể hoàn vốn dưới một năm & đạt tỷ suất lợi nhuận hoạt động ròng trên doanh thu (EBITDA) là hơn 20%. Đây là điều lý tưởng với các nhà đầu tư trong mùa dịch.
Giải bài toán kênh phân phối: Nhờ mô hình kinh doanh cũng như sản phẩm đa dạng, kênh phân phối của YOLÉ đa dạng: từ giao hàng qua ứng dụng, takeaway cho đến đầu ra sản phẩm trong siêu thị, cửa hàng tiện lợi. YOLÉ hiện đã có mặt tại hơn 600 siêu thị và cửa hàng tiện lợi.
Theo đánh giá của các nhà tư vấn nhượng quyền, khả năng nhanh nhạy, nắm bắt tâm lý của người tiêu dùng vốn thường hay thay đổi là một trong những yếu tố thành công của các chuỗi dù ngay cả trong dịch Covid.Đối với thương hiệu YOLÉ, nhà đầu tư sẽ nhận được sự hỗ trợ liên tụctừ logistics, cho đến các chiến dịch marketing nhằm phát triển thương hiệu tại quốc gia của bạn.
Để nhượng quyền thương hiệu YOLÉ tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ VN Franchise qua email: info@vnfranchise.vn hoặc qua số điện thoại: 028 6676 6066.