Có nên tự mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh riêng, hay tham gia nhượng quyền thương hiệu?

Thiếu trình độ và kinh nghiệm, không ít các nhà đầu tư cảm thấy đắn đo khi đứng trước bài toán: Có nên tự mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh riêng, hay tham gia nhượng quyền thương hiệu?

co-nen-tu-mo-cua-hang-co-so-kinh-doanh-rieng-hay-tham-gia-nhuong-quyen-thuong-hieu
Rất nhiều chuỗi nhà hàng quốc tế đang muốn nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

Kinh doanh F&B đang trở thành một ngành rất hấp dẫn tại Việt Nam. Số liệu trong năm 2017 cho thấy, cả nước có khoảng 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có 430.000 cửa hàng nhỏ, hơn 7.000 nhà hàng thức ăn nhanh, 22.000 nhà hàng cà phê, bar và hơn 80.000 nhà hàng phát triển bài bản.

Nghĩa là chỉ cần chuyển vài chục mét trên một tuyến phố bất kì là đã bắt gặp các cửa hàng ăn uống ở khắp mọi nơi. Với những thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM, đặc biệt tại các khu vực trung tâm, hoạt động kinh doanh ẩm thực diễn ra vô cùng sôi động với các món ăn không chỉ của Việt Nam mà còn đến từ rất nhiều các quốc gia trên thế giới.

Còn theo báo cáo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor, giai đoạn từ 2014 – 2019, thị trường F&B Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18% năm.

Sôi động, hấp dẫn, tăng trưởng nhanh đồng nghĩa thị trường sẽ có nhiều sự cạnh tranh đến từ doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Thực tế đã chứng minh, không ít thương hiệu F&B tại Việt Nam dù có ý tưởng hay, mô hình mới mẻ, nhưng đều đã gục gã trên sân nhà. Lý do chủ yếu là doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm, quản trị kinh doanh, cũng như tối ưu, vận hành các nguồn cung ứng chưa thực sự tốt.

Chính điều này đã khiến cho không ít các nhà đầu tư cảm thấy lo ngại khi đứng trước bài toán: Có nên tự mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh riêng?

Khi nhà đầu tư lo ngại phải “chịu trận” một mình

Tuấn Anh – 38 tuổi, một nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết, trước đây bản thân anh từng tự kinh doanh một số loại hình nhà hàng, quán ăn với quy mô nhỏ, nhưng kết quả thu về thường không như mong đợi.

Anh nhận thấy, bản thân không hề thiếu vốn, hay thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Mà yếu tố còn thiếu chính là tư duy tạo ra một mô hình kinh doanh hiệu quả.

“Thất bại nhiều rồi, nên mình rất ngại phải chịu trận một mình. Thời gian qua, một số bạn bè đã gợi ý cho mình nên kết hợp đầu tư, thay vì tự kinh doanh riêng. Vừa là tận dụng được thế mạnh về vốn, nhưng vẫn có thể làm chủ doanh nghiệp”, nhà đầu tư này tâm sự.

Vì vậy, anh quyết định tham dự một buổi hội thảo về kinh doanh nhượng quyền thương hiệu gà Hàn Quốc. Thương hiệu này có tên DonChicken – chuỗi nhà hàng cao cấp đến từ xứ sở kim chi và chuyên các món chế biến từ thịt gà.

DonChicken ra đời tại Hàn Quốc từ năm 2007 với hơn 400 cửa hàng và chỉ mới du nhập vào Việt Nam dưới hình thức nhượng quyền thương mại trong khoảng 2 năm trở lại đây.

Chi nhánh đầu tiên của DonChicken Hà Nội được thành lập vào tháng 10/2016 và một năm sau đó, cơ sở thứ hai, DonChicken Royal City đã được khai trương. Dự kiến, DonChicken sẽ đồng loạt khai trương thêm 2 cơ sở nữa tại Hà Nội vào tháng 5/2018. Còn tới năm 2022 là 30 cửa hàng trên khắp lãnh thổ Việt Nam.

Tại đây, ban lãnh đạo của công ty cho biết, sở dĩ DonChicken muốn bắt tay với các nhà đầu tư Việt Nam là bởi bài học từ các thương vụ nhượng quyền thương mại đã cho thấy, yếu tố bản địa trong kinh doanh bao gồm: nhân sự, văn hóa, thói quen người tiêu dùng sở tại… là rất quan trọng.

Cho nên, việc kết hợp với các nhà đầu tư Việt Nam sẽ giảm thiểu rủi ro được cho cả hai bên. Phía nhà đầu tư có sẵn nguồn vốn sẽ thu được lợi nhuận. Còn thương hiệu nhượng quyền có sẵn mô hình kinh doanh đã được chứng minh hiệu quả sẽ nhanh chóng mở rộng được chuỗi.

Theo chia sẻ từ phía DonChicken, sau khoảng 2 năm có mặt tại Việt Nam, lượng khách tới thưởng thức các món gà Hàn Quốc đã đi vào ổn định – hơn 10.000 khách/tháng tại mỗi cửa hàng. Gần một nửa lượng thực khách sẽ tiếp tục quay lại ủng hộ trong các tháng sau đó. Hương vị đặc trưng Hàn Quốc, thịt gà tươi, nói không với đồ đông lạnh, chính là lý do để khách hàng quay lại DonChicken.

Sau khi nghe báo cáo về các chỉ số tài chính của chuỗi nhà hàng này, anh Tuấn Anh cho biết, đây đúng là mô hình nhượng quyền mà anh đang tìm kiếm.

co-nen-tu-mo-cua-hang-co-so-kinh-doanh-rieng-hay-tham-gia-nhuong-quyen-thuong-hieu-2
Kinh doanh F&B đang trở thành một ngành rất hấp dẫn tại Việt Nam

Sôi động thị trường nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

Trên thực tế, Việt Nam đã và đang trở thành thị trường được chú ý đối với với các thương hiệu quốc tế cũng như khu vực và nhượng quyền thương mại đang dần trở thành một kênh đầu tư kinh doanh nổi trội, có độ thích ứng cao và khả năng phát triển mạnh.

Với hơn 95 triệu người, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh trên thế giới. Các nhà nhượng quyền đã nhận thấy được những cơ hội đáng kể trong chi tiêu của người tiêu dùng ở Việt Nam đặc biệt trong ngành thực phẩm và đồ uống.

Nhiều nhà đầu tư ngoại đánh giá cao Việt Nam những tiềm năng lớn như: dân số trẻ khá đông, sức tiêu thụ cao, thu nhập ngày càng tăng của người dân đặc biệt là giới trẻ…

Bên cạnh các gã khổng lồ KFC, Starbucks, McDonald’s, Baskin Robbins hay Buger King đã có mặt tại Việt Nam và không ngừng gia tăng hiện diện, nhiều thương hiệu quốc tế lớn trong lĩnh vực F&B cũng bắt đầu thâm nhập thị trường nước ta.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, nhượng quyền của đối tác nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện chủ yếu dừng lại ở mô hình nhượng quyền cấp 1 (nhượng quyền độc quyền), hay còn gọi là phát triển hệ thống chuỗi.

Rất ít thương hiệu quốc tế tại Việt Nam phát triển thị trường qua hình thức nhượng quyền cấp 2, khi đối tác cấp 1 tiếp tục nhượng quyền từng chi nhánh, hoặc từng khu vực cho một đối tác thứ cấp tiếp theo như cách làm tại các thị trường phát triển.

Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp nhượng quyền trong nước, thách thức không chỉ là cạnh tranh quyết liệt với các đối tác nhượng quyền hàng đầu tại thị trường trong nước mà còn đối mặt với không ít khó khăn.

Thiếu trình độ quản lý, chưa chuẩn hoá được quy trình và thương hiệu, chưa hoạch định chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp, nên hầu như không thể thực hiện được mô hình nhượng quyền thương mại toàn diện. Thực tế cho thấy, đã có không ít doanh nghiệp Việt Nam phải thất bại, kể cả những thương hiệu được coi là thành công như Phở 24.

Ngoài ra, tại những quốc gia phát triển, nhượng quyền là một trong những lĩnh vực được các ngân hàng và tổ chức tài chính tích cực tham gia cho vay tín chấp, từ cho vay tổng đầu tư dự án (lên đến 70% tổng chi phí đầu tư) đến cho vay mua trang thiết bị, máy móc, hay vay vốn lưu động để phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc tiếp cận vốn ngân hàng nói chung và doanh nghiệp nhận nhượng quyền là không hề đơn giản.

Tính đến cuối năm 2016, Bộ Công Thương thống kê có 148 thương hiệu quốc tế nhượng quyền thành công tại Việt Nam. Trong đó ngành thực phẩm và đồ uống vẫn chiếm ưu thế. Còn theo VF Franchise Consulting dự báo, thị trường nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng ở mức 25% cùng với sự gia nhập của các thương hiệu quốc tế lớn mạnh và các thương hiệu đến từ khu vực ASEAN.

Theo Theleader

Bài viết liên quan

VNFranchise - Trang Nhượng Quyền Thương Hiệu Số 1 Việt Nam

Đăng Ký Nhận Tin Tức Mới Nhất Về Nhượng Quyền Thương Hiệu

vnfranchise vnfranchise