5 Cách Xác Định Liệu Doanh Nghiệp Bạn Có Phù Hợp Nhượng Quyền

Khi nói đến nhượng quyền, nếu bất kỳ doanh nghiệp nào được thành lập tốt, có hệ thống đã được kiểm chứng, thì – về mặt lý thuyết – có thể được nhượng quyền. Nhưng chỉ vì bạn có thể làm điều gì đó không nhất thiết có nghĩa là bạn nên làm. Một doanh nghiệp phải có những đặc điểm và phẩm chất nhất định để được xem xét nhượng quyền.

Những yếu tố nào khiến một doanh nghiệp trở thành cơ hội nhượng quyền hấp dẫn?

1. Mô hình kinh doanh đã được chứng minh: Trước khi chuyển doanh nghiệp của bạn sang hình thức nhượng quyền thương mại, trước tiên bạn phải có ý tưởng thử nghiệm hoặc nguyên mẫu ban đầu với sự thành công đã được chứng minh. Nếu bạn chỉ mới có ý tưởng và thậm chí chưa đưa nó vào thử nghiệm/ vận hành, thì bạn không có cách nào để cho các nhà đầu tư thấy cơ hội nhượng quyền của bạn là BỀN VỮNG.

2. Khả năng tiêu thụ của sản phẩm: Nếu sản phẩm doanh nghiệp bạn có thể tiêu được / bán được trên thị trường, thì điều đó có thể sẽ thu hút các nhà đầu tư đang muốn đầu tư vào nhượng quyền thương mại. Nhượng quyền thương mại chỉ có thể bán được trên thị trường nếu nó có hệ thống đã được chứng minh, một thương hiệu mạnh và có lộ trình mang lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

3. Khả năng tái tạo thành công: Phẩm chất thứ ba cần tìm là liệu doanh nghiệp của bạn có thể được nhân rộng nhiều lần hay không. Hãy tự hỏi bản thân: Liệu một nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này có thể học cách vận hành doanh nghiệp của bạn trong vòng chưa đầy ba tháng không? Bạn đã có sẵn các hệ thống để đáp ứng việc mở rộng nhanh chóng chưa? Bạn đã ghi lại tất cả các quy trình vận hành cho sách hướng dẫn của mình tốt như thế nào? Nếu chỉ có chuyên gia trong lĩnh vực này có thể quản lý doanh nghiệp của bạn và duy trì hoạt động, thì có khả năng doanh nghiệp bạn không phải là một ứng cử viên sáng giá cho việc nhượng quyền thương mại.

4. Lợi tức đầu tư cao: Tiếp theo, hãy xem xét ROI doanh nghiệp bạn. Trên thị trường hiện tại, lý tưởng nhất là một doanh nghiệp nên tạo ra thu nhập hoạt động ròng từ 15% đến 20% sau các khoản khấu trừ như tiền bản quyền (royalty fee) và tiền lương. Khi bạn đặt ra mức royalty fee cho nhà đầu tư dao động từ 4% đến 8%, chỉ số ROI phải khá đáng kể để thành công. Điều quan trọng nữa là bạn phải hiểu về thời gian mà các bên nhận quyền của bạn sẽ thấy lợi tức đầu tư của họ để bạn có thể quản lý kỳ vọng của họ.

5. Hỗ trợ và Đào tạo: Cuối cùng, mô hình kinh doanh của bạn có cần nhiều hỗ trợ không? Với tư cách là bên nhượng quyền, bạn sẽ chịu trách nhiệm đào tạo họ. Điều quan trọng là phải biết mức độ hỗ trợ bạn cần cung cấp cho mỗi chủ sở hữu nhượng quyền để giúp họ đạt được thành công.

QUY TRÌNH NHƯỢNG QUYỀN DOANH NGHIỆP

Nếu bạn tin rằng doanh nghiệp của mình là một cơ hội nhượng quyền khả thi cho các nhà đầu tư, thì bạn sẽ cần phải tuân theo một quy trình và các bước bạn phải thực hiện để biến nó thành chính thức. Tốt hơn hết, bạn nên làm việc với các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển nhượng quyền để giúp bạn điều hướng quá trình này và ý nghĩa pháp lý của việc trở thành một nhà nhượng quyền. 

1. Thiết kế mô hình nhượng quyền của bạn. Bước đầu tiên của bạn sẽ là xác định mô hình kinh doanh nhượng quyền và cung cấp nhượng quyền. Các yếu tố chính cần xem xét là:

  • Phần trăm và phí bản quyền nhượng quyền hàng năm.
  • Các điều khoản thỏa thuận nhượng quyền  và bất kỳ thông sốgia hạn nào.
  • Ranh giới lãnh thổ và các quyền mà mỗi bên nhận nhượng quyền sẽ có.
  • Số lượng đào tạo liên tục và khởi động mà bạn sẽ cung cấp cho các bên nhận quyền.
  • Bên nhận quyền có cần mua thiết bị và sản phẩm từ công ty của bạn hay bạn sẽ cung cấp miễn phí.
  • Kinh nghiệm, khả năng tài chính và bằng cấp mà bạn yêu cầu đối với bên nhận quyền.
  • Một kế hoạch tiếp thị để bán nhượng quyền của bạn cho các nhà đầu tư.

Các tài liệu ban đầu mà bạn tạo ra sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận lâu dài. Mặc dù sự khác biệt giữa tiền bản quyền 4% so với 5% có thể là tối thiểu ở giai đoạn đầu, nhưng với nhiều nhượng quyền thương mại và theo thời gian, con số phần trăm đơn lẻ đó có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận tổng thể về sau.

2. Đăng ký với tư cách là người nhượng quyền. Tài liệu tiết lộ nhượng quyềnthỏa thuận nhượng quyền sau khi hoàn thành cần được gửi đến cơ quản có thẩm quyền để đăng ký. 

3. Xây dựng đội ngũ phù hợp. Việc điều hành doanh nghiệp “tốn” rất nhiều năng lượng và sự sáng tạo, trong khi bạn đang thực hiện bán nhượng quyền. Việc bổ sung quản lý có năng lực để giúp quan hệ với bên nhận quyền có thể giữ cho mọi thứ hoạt động một cách tối ưu. Ví dụ, một huấn luyện viên có thể giúp các bên nhận quyền đi đúng hướng và khiến họ cảm thấy được hỗ trợ, trong khi một nhân viên bán hàng giỏi có thể giúp trả lời các câu hỏi từ các bên nhận quyền tiềm năng. Nếu người nhận quyền của bạn được yêu cầu mua nguồn cung cấp, nhờ ai đó theo dõi đơn đặt hàng và giao chúng là cách tốt nhất để luôn cập nhật mọi thứ. Hãy nhớ rằng, những chủ doanh nghiệp thành công nhất biết cách ủy quyền

Hãy tìm ra cách tốt nhất để ủy thác các phần thiết yếu trong quy trình của bạn cho nhân tài có kinh nghiệm

Nếu đội ngũ nhân sự quá ít để tiết kiệm tiền, hoặc vì bạn muốn rằng mình kiểm soát mọi thứ, điều này có thể làm tổn hại đến lợi nhuận của bạn. Nếu thành công của bạn bắt đầu giảm sút, không chỉ bạn có thể mất tiền mà doanh nghiệp của bạn cũng có thể trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nhượng quyền thương mại. Điều đó đặc biệt đúng với việc đào tạo nhân viên. Nếu các bên nhận quyền của bạn không thể triển khai hệ thống một cách chính xác, họ không nên sở hữu nhượng quyền của bạn.

4. Bán nhượng quyền của bạn. Bây giờ là thời điểm để thực hiện bán nhượng quyền và tìm kiếm các doanh nhân đang tìm kiếm cơ hội nhượng quyền thương mại. Nhà đầu tư sẽ chi một phần tài sản của họ mua nhượng quyền của bạn, vì vậy bạn phải biết cách bán nó và khiến các nhà đầu tư tiềm năng hào hứng với cơ hội. Đề ra một chiến lược tiếp thị tốt với một câu chuyện hấp dẫn để tạo uy tín cho thương hiệu của bạn và tạo niềm tin với các chủ sở hữu nhượng quyền tiềm năng.

Nếu bạn đang tự hỏi liệu doanh nghiệp của mình có thể nhượng quyền thương mại hay không, hãy dành thời gian để đánh giá kỹ lưỡng. Nếu bạn kết luận là đúng, hãy ghi nhớ những mẹo này để giúp thiết lập quá trình thành công.

Để tìm hiểu thêm cách thức MUA & BÁN NHƯỢNG QUYỀN tại Việt Nam, HÃY THAM GIA buổi [Đào Tạo MIỄN PHÍ] – Làm Sao Để Nhượng Quyền Tối Ưu Nhất của chúng tôi.

>> Liên hệ: info@demo3.thuythu.vn

>> Điền đơn đăng ký: vui lòng click HERE

FORBES (VN Franchise lược dịch)

Bài viết liên quan

VNFranchise - Trang Nhượng Quyền Thương Hiệu Số 1 Việt Nam

Đăng Ký Nhận Tin Tức Mới Nhất Về Nhượng Quyền Thương Hiệu

vnfranchise vnfranchise